Vết rạn khi mang thai, các đường nứt phát triển trên bụng, cũng như trên các khu vực khác của cơ thể, là một mối quan tâm phổ biến về da trong thai kì của tất cả các bà mẹ. Mặc dù chúng không gây nguy hiểm cho mẹ hoặc bé, nhưng sẽ có một vài sự khó chịu được tạo ra nếu chúng dẫn đến ngứa ngáy, khô da, chưa kể đến “tác dụng” gây mất thẩm mĩ của ngoại hình
Tác hại của rạn da khi mang thai
Bất cứ khi nào làn da của bạn nhanh chóng thay đổi hình dạng đều có khả năng bị rạn da. Và khi nào thì làn da của bạn căng ra một cách quyết liệt nhất? Đó là khi bạn mang thai. Trên hết, hormone của bạn khi mang thai có thể khiến da bạn khô hơn và dễ bị tổn thương hơn ngay lúc nó phát triển nhanh nhất.
Rạn da xảy ra khi các mô bên dưới của bạn phát triển quá nhanh đối với lớp hạ bì (lớp giữa của da) và những những vết rạn da này sẽ xuất hiện sâu trong lớp hạ bì. Và chúng hình thành những vết sẹo, sau đó xuất hiện ở lớp trên cùng của da như những đường hoặc vết lõm nhỏ.
Khi bạn bắt đầu xuất hiện các vết rạn da trong lớp hạ bì, cơ thể bạn ngay lập tức bắt đầu sửa chữa chúng và quá trình chữa lành trên da có thể đi kèm với một cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Da khô cũng có thể làm trầm trọng thêm cảm giác ngứa ngáy và da bà bầu cũng dễ bị khô hơn.
Vết rạn da khi mang thai có tự hết được không?
Khi vết rạn xuất hiện lúc ban đầu, chúng có thể có màu hồng hoặc đỏ. Với thời gian (như với bất kì vết sẹo nào), chúng thường mờ dần thành một màu trắng hoặc bạc. Quá trình hydrat hóa cũng giúp ích cho thực tế: bạn càng bắt đầu giữ nước từ sớm, ngay sau khi chúng xuất hiện, cơ hội điều trị chúng càng hiệu quả hơn.
Cách chữa vết rạn khi mang thai hiệu quả nhanh
Dầu oliu
Dầu oliu chứa axit béo chuỗi trung bình và đặc biệt giàu vitamin E giúp tăng cường tác dụng. độ đàn hồi và làm mềm da. Sử dụng dầu oliu sẽ giúp ngăn ngừa rạn da, hạn chế sự phát triển của các vết rạn giúp da mịn màng, tươi sáng hơn. Mẹ có thể lấy một ít dầu oliu, thoa lên những vùng da dễ bị rạn như mông, đùi, ngực, bụng ở tháng thứ 2, 3 của thai kỳ sau khi tắm hoặc trước khi đi ngủ. Kiên trì thực hiện đến hết thai kỳ sẽ giúp mẹ ngăn ngừa rạn da rất tốt.
Dầu dừa
Bên cạnh dầu oliu thì dầu dừa cũng là một nguyên liệu có tác dụng hỗ trợ điều trị rạn da. Dầu dừa rất giàu vitamin E, có 2 nhóm dưỡng chất là Tocopherol và Tocotrienol, có khả năng chống oxy hóa, tăng độ đàn hồi cho da. Dầu dừa còn chứa axit lauric, vitamin K, sắt và nhiều dưỡng chất giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen và tế bào da mới, đồng thời cấp nước, dưỡng ẩm, ngăn ngừa nám da, giảm ngứa do rạn da và tăng độ sáng.
Nha đam
Nha đam là nguyên liệu tự nhiên giàu vitamin và khoáng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế rạn da khi mang thai, an toàn cho mẹ bầu. Nha đam chứa hàm lượng collagen thực vật, giúp thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, giúp tế bào da khỏe mạnh, tăng cường độ săn chắc và khả năng phục hồi của da. Không chỉ vậy, loại thảo dược này còn chứa glycoprotein, polysaccharides, enzyme, vitamin, khoáng chất và axit béo có tác dụng cải thiện tình trạng da không đều màu, giúp da khỏe đẹp.
Xem thêm:
- Các phương pháp sử dụng giấm táo trị mụn hiệu quả
- 10 thảo dược dùng cho bồn tắm thư giãn
- Best Gaming Laptops Under $1000
Kem trị rạn da
Trong thời kỳ mang thai, nhiều mẹ thường chủ quan, đến khi vết rạn mới vội vàng tìm đến các sản phẩm hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. Thực tế, mẹ nên phòng ngừa rạn da khi mang thai trước khi bị rạn da, tức là sử dụng các sản phẩm chống rạn da ở tháng thứ 3 của thai kỳ.
Cách ngăn ngừa vết rạn da khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Cân đối chế độ dinh dưỡng khi mang thai sẽ đảm bảo cho cả bạn và thai nhi đều được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và vitamin cần thiết trong thai kỳ. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp dùng thêm các thực phẩm tăng cường sức khỏe cho làn da cũng như những món ăn có thể cải thiện tính đàn hồi, từ đó ngăn chặn các vết rạn xuất hiện.
Uống nhiều nước
Nước giúp giải độc cơ thể và giữ các tế bào da mềm, ẩm, từ đó giúp da khỏe đẹp và làm các vết rạn da khi mang thai nhanh chóng biến mất sau thời gian sinh nở.
Luyện tập thể thao
Tập thể dục giúp giữ độ đàn hồi của da thông qua việc cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, tập luyện khi mang thai còn giúp bạn duy trì cân nặng hợp lý, từ đó hạn chế các vết rạn da xuất hiện
Mẹ bầu có thể tập những bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai như kegel, các bài tập căng cơ và những động tác đơn giản khác. Bạn nên thử các bài tập nhẹ nhàng, không tốn quá nhiều sức như yoga hoặc Pilates để giảm bớt các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ như đau lưng, mỏi lưng và chuẩn bị tốt hơn cho quá trình chuyển dạ.
Không tiếp xúc với hóa chất
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa tắm chứa sulfate. Nếu thường xuyên sử dụng, hóa chất này sẽ làm khô và giảm độ đàn hồi của da.
Do đó, bạn nên ưu tiên chọn lựa sữa tắm cũng như các loại dầu và kem chống rạn da có chất chiết xuất từ các tinh dầu thiên nhiên, chẳng hạn như dầu dừa hay dầu ô liu.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, mẹ bầu có thể hiểu thêm về vết rạn da khi mang thai. Hãy áp dụng những biện pháp phòng ngừa rạn da để bảo vệ làn da và ngăn chặn tình trạng rạn da vô cùng mất thẩm mỹ mà không một mẹ bầu nào mong muốn.