Sáo là một loại nhạc cụ có âm hưởng du dương và những người yêu quý nó hãy cùng tham khảo cách tạo ra một cây sáo trúc.
Nguyên liệu làm sáo
Như các bạn đã biết để làm ra một cây sáo chúng ta cần có nguyên liệu. Đăc biệt để làm ra một cây sáo tốt chúng ta cần chọn được một cây nứa tốt, đẹp và thẩm mỹ.
Nguyên liệu là nứa gồm hai loại là nứa Nam và nứa Bắc. nứa Nam là một loại nứa đẹp về thẩm mỹ không bị lẫn những vết đục và không có sắc tố gì làm ảnh hưởng đến cây sáo. Nứa Nam có màu vàng óng, nứa Bắc thì khác cây nứa đục hơn nhưng nó lại có một vẻ đẹp riêng.
Để chọn ra một cây nứa tốt bạn nên chọn những cây nứa thẳng, nứa già không bị non, thanh một cây nứa có độ dài từ 2 đến 3 hoặc 4mm là phù hợp.
Nứa khô đã được chọn , chúng ta cần phải xử lý kỹ, thông lòng cây sáo. Đối với cây nữa bị cong thì chúng ta hơ qua lửa rồi uốn cho thẳng. Đối với những cây nứa đã thẳng tự nhiên, thì chỉ cần xử lý qua rồi đem đi phơi khô.
Cách làm sáo
Như các bạn đã biết cây nứa đã xử lý xong là có thể đem ra chế tác thành cây sáo rồi. Dụng cụ các bạn cần để làm ra một cây sáo là: dao mổ, khoan, giấy nhám.
Nứa sau khi đã được xử lý sẽ được các nghệ nhân đo đạc cản thận theo thông số của từng cây sáo, xem nó có thể làm ra cây sáo tone gì cho phù hợp. Sau khi đã xác định được tone sáo thì bắt đầu dùng bút các định khoảng cách của các nút bấm, lỗ thổi, lỗ định âm (các lỗ phải thẳng hàng).
Sau khi đã chọn được các lỗ sáo thì chúng ta bắt đầu dùng khoan, khoan các lỗ đã được đánh dấu từ trước. Khi khoan xong, các bạn dùng dao mổ để khoét cho lỗ to và tròn, sao cho nó trơn và rọng khoảng 9mm. Tùy theo yêu cầu và sở thích của từng người có thể thiết kế theo ý mình, miễn sao đúng thông số kỹ thuật.
Đối với mỗi tone sáo thì lại có thông số kỹ thuật, cách chọn nứa kích thước khác nhau. Khi mới bắt đầu chúng ta có thể tập làm bằng sáo nứa đô là dễ nhất.
Nhưng để được một cây sáo tốt chuẩn beat thì, sáo bạn làm xong phải trải một quá trình khắt khe nữa thì cây sáo của bạn mới trở nên hoàn hảo hơn.quá trình đó là một quá trình chỉnh âm, các nghệ nhân sẽ đo âm lượng của từng nốt sáo. Nếu sai họ sẽ chỉnh lại lỗ bấm hoăc lỗ thổ tùy thuộc vào người làm sáo.
Công đoạn cuối cùng là trang trí cho cây sáo bạn đã làm ra, nguyên liệu chính là cước, chỉ hoặc inox đấy là do các bạn lựa chọn. Nhưng đa số vẫn là cước màu và inox, công đoạn trang trí chắc đấy là phần các bạn có thể sáng tạo và đưa tâm hồn của một nghệ sỹ vào cây sáo.
Có thể đơn giản là quấn cước quanh đầu hoặc bọc inox hai đầu. Có bạn có những bàn tay khéo léo hơn thì có thể thêm những hoa văn kì thú trên cây sáo tạo tính thẩm mỹ cho cây sáo.
Nguồn: https://saodizi.com/
Chúc bạn thành công!
Tin tức liên quan:
Học một nhạc cụ mới mang lại những lợi ích gì?
Những cơ hội và thách thức với tôi khi theo đuổi Cao đẳng Dược