Nhiều cặp vợ chồng sau khi ly hôn đã gọi điện đến các văn phòng luật sư để được tư vấn và tìm cách giành quyền nuôi con cho mình sau khi ly hôn. Vậy ai sẽ giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn?
Chúng tôi sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể để giải thích việc ai sẽ giành được quyền nuôi con sau khi cả hai quyết định làm các thủ tục ly hôn.
Một cặp vợ chồng kết hôn được hơn 10 năm tại Hà Nội. Cả hai đã góp tiền để mở một hiệu thuốc bán tại nhà và có với nhau một đứa con gái hơn 6 tuổi. Đôi vợ chồng này hiện tại ở với bố mẹ của chồng chứ chưa có đủ điều kiện để ra ở riêng. Sau một thời gian chung sống cả hai đã phát sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng và đã quyết định đưa nhau ra tòa làm thủ tục ly hôn. Cả hai đều muốn có cơ hộ để giành quyền nuôi con về mình.
Vậy trong trường hợp này, người cha hay người mẹ có đủ khả năng và điều kiện để nuôi con theo quy định của pháp luật.
Luật Hôn nhân và gia đình quy định như thế nào?
Việc giành quyền nuôi con về người cha hay người mẹ đều được quy định cụ thể tại Luật hôn nhân và gia đình. Các nội dung của luật này đều quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái sau khi cả hai ly hôn.
- Cả cha và mẹ đều có trách nhiệm chăm sóc và nuôi dưỡng con cái khi cả hai ly hôn. Khi người con chưa đủ 18 tuổi thì cả cha và mẹ đều có trách nhiệm dạy dỗ, nuôi dưỡng theo các quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình.
- Quyền nuôi dưỡng các con có thể được thực hiện một cách đơn giản dựa trên sự hòa giải của cha và mẹ. Cả hai sẽ được trao quyền nuôi con và được pháp luật công nhận dựa trên sự thỏa thuận trên.
- Trong trường hợp hai người không thống nhất được với nhau thì Tòa án sẽ giải quyết dựa trên việc xem xét điều kiện của từng người.
Cha, mẹ thỏa thận về việc chăm sóc, nuôi dưỡng con cái sẽ được Tòa án chấp thuận và công nhận bằng những cam kết văn bản theo quy định của Luật.
Trường hợp cả hai có con dưới 3 tuổi:
- Đây là một trong số những trường hợp mà người mẹ có quyền và nghĩa vụ chăm sóc con. Nếu như người mẹ không có đủ khả năng hoặc nhận thức về hành vi dân sự thì sẽ được trao quyền nuôi cho người cha dựa trên sự đồng ý của người mẹ.
Như trong trường hợp mà cặp vợ chồng vừa nhờ được tư vấn ở trên thì con của họ đã trên 6 tuổi nên việc giành quyền nuôi con chủ yếu dựa trên sự bàn bạc và đồng ý của cả cha và mẹ.
Trong trường hợp cặp vợ chồng này không thỏa thuận được với nhau thì sẽ được xem xét dựa trên các nội dung mà Luật hôn nhân và gia đình quy định.
Việc nuôi con của cả hai được tòa án xem xét dựa trên các điều kiện về năng lực kinh tế, trình độ hiểu biết cũng như về trách nhiệm với con cái trong thời gian trước đây.
Ai là người có nhiều điều kiện hợp lý và tốt với con cái hơn sẽ được Tòa án trao quyền nuôi con.
Trong quá trình thảo luận và bàn bạc để giành quyền nuôi con cả cha hoặc mẹ đều có quyền mời luật sư để được tư vấn hoặc trao đổi các thủ tục giành quyền nuôi con.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc giành quyền nuôi con cho các cặp vợ chồng sau khi ly hôn. Mọi cá nhân có ý kiến thắc mắc về các nội dung tương tự về Luật hôn nhân và gia đình vui lòng gửi Email hoặc gọi điện thoại liên hệ đến văn phòng luật sư: Tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại để được hỗ trợ.
Liên hệ tư vấn luật:
CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW FIRM
- Trụ sở chính: Phòng 2501, tầng 25, tháp B, tòa nhà Golden Land, số 275 đường Nguyễn Trãi, phường Thành Xuân, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội, Việt Nam.
- Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568 – 1900.6586
- Số điện thoại yêu cầu dịch vụ: 024.73.000.111 hoặc 0989.914.898 (Phòng kinh doanh)
- Số điện thoại khiếu nại, phản hồi chất lượng tư vấn: 0965.336.999 (Mr.Dương – Giám đốc điều hành)
- Email yêu cầu dịch vụ pháp lý: lienhe@luatduonggia.vn
>> Có thể bạn quan tâm
Mách bạn cách làm đẹp với tóc ngắn